Những tiêu chuẩn cần biết về sofa trước khi mua

Ghế sofa là một món đồ nội thất không thể thiếu trong mọi gia đình ở Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được những tiêu chuẩn cơ bản nhất của ghế sofa. Bài viết dưới đây sẽ tiết lộ cho bạn những tiêu chuẩn cơ bản nhất về ghế sofa. Cũng như những tiêu chí cần biết khi sắm nội thất cho căn phòng khách nhà mình.

Ghế sofa là gì?

Trước khi đến với những tiêu chí để xác định một mẫu sofa phù hợp cho gia đình. Bạn cần phải biết được ghế sofa là gì?

Ghế sofa hay còn được gọi với nhiều tên khác như đi-văng, ghế trường kỷ. Đây là một món đồ nội thất cung cấp đủ không gian cho 1 đến 4 người có thể cùng lúc ngồi lên trên nó. Thông thường, ghế sofa có hình dạng dài với 2 tay vịn được bọc đệm ở 2 đầu ghế. Phần mặt ngồi được bọc một lớp da hoặc vải, nỉ giúp người sử dụng có được sự thoải mái cho người dùng.

Mặc dù là ghế ngồi cho nhiều người cùng một lúc. Tuy nhiên, với thiết kế ghế dài, bề mặt ghế rộng cùng độ êm ái nhất định. Trong một vài trường hợp, bạn có thể sử dụng nó như một chiếc giường nằm tạm thời. Ngoài ra, sofa cũng được sử dụng tại đại sảnh khách sạn, phòng chờ, văn phòng, quán cà phê, bar….

Ghế sofa tiêu chuẩn có cấu tạo như thế nào?

Một chiếc ghế sofa tiêu chuẩn sẽ bao gồm 3 bộ phận chính:

Khung đỡ

Là 1 trong 3 bộ phận chính của ghế sofa. Khung đỡ đóng vai trò trong việc định hình hình dáng ghế, chịu tải, chịu lực khi có người có ngồi xuống. Chính vì vậy, bộ phận khung gỗ của ghế sofa cần phải được làm từ những loại vật liệu có chất lượng tốt, khả năng chịu tải trọng lớn để hạn chế sự cong vênh như: gỗ, sắt, thép…

Tuy nhiên, chất liệu được sử dụng phổ biến nhất là gỗ nhờ có trọng lượng nhẹ hơn nhưng vẫn giữ được khả năng uốn cong để định hình.

Một chiếc khung đỡ sofa có thể được thiết kế sát mặt đất với phần khung được đặt trên bề mặt sàn nhà. Hoặc nó sẽ được đi kèm với một hệ thống chân đỡ giúp tách biệt phần khung ghế với sàn nhà.

Đệm ngồi

Thành phần cấu tạo thứ 2 của sofa chính là lớp đệm ngồi. Lớp đệm ngồi sofa có tác dụng phân bổ lực xuống khung ghế. Đồng thời, nó cũng đem lại sự thoải mái và êm ái cho người dùng.

Có rất nhiều chất liệu khác nhau có thể được sử dụng làm đệm ngồi. Tuy nhiên 4 loại vật liệu được sử dụng phổ biến nhất là:

  • Lò xo chịu lực( có 2 loại lò xo chính được sử dụng là lo xo dây cuộn và lò xo xoắn đứng)
  • Đệm cao su
  • Đệm bông ép
  • Đệm lông

Mỗi một loại vật liệu sẽ có những ưu-nhược điểm khác nhau. Tùy thuộc vào chi phí, mẫu mã, sở thích mà bạn có thể chọn một kiểu sao cho phù hợp.

Vỏ bọc sofa

Và bộ phần cuối cùng của ghế sofa là vỏ bọc sofa. Lớp vỏ bọc sẽ bọc lấy toàn bộ phần khung đỡ, đệm ngồi. Nó đóng vai chính trong việc gia tăng tính thẩm mỹ của món đồ nội thất. Nhưng đồng thời, cũng đóng vai trò trong việc bảo vệ con người tránh khỏi va chạm với phần khung ghế.

Có 3 chất liệu chính được sử dụng để làm vỏ bọc sofa là vải, nỉ và da bò. Nếu như chất liệu da bò đem lại sự sang trọng lịch lãm. Thì vỏ bọc được làm từ vải, nỉ mang lại sự năng động, trẻ trung và đậm cá tính.

Các tiêu chí để lựa chọn một bồ bàn ghế sofa phù hợp cho gia đình?

Để giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chọn lựa mẫu sofa phù hợp cho gia đình của mình. Dưới đây là 5 tiêu chuẩn chính để bạn có được sự lựa chọn chính xác và phù hợp nhất.

Tiêu chuẩn về độ thoải mái khi sử dụng

Tiêu chuẩn đầu tiên mà bạn cần phải quan tâm nhất khi mua ghế là về độ thoải mái của sản phẩm trong suốt quá trình sử dụng. Ghế sofa được sinh ra với mục đích đem đến cho người sử dụng cảm thấy sự thư giãn và thoải mái nhất khi sử dụng. Do đó, một bộ sofa không có khả năng đem lại phút giây thư giãn và êm ái thì đó không phải là một bộ sofa phù hợp.

Bạn có thể dựa vào một số tiêu chí dưới đây để đánh giá xem bộ sofa đó có phù hợp với bản thân mình hay không.

  • Khi ngồi, bộ sofa ôm trọn lưng và phần mông của bạn. Tạo cảm giác êm ái và mát mẻ khi dùng.
  • Với từng vị trí khác nhau độ lún của mặt đệm sẽ khác nhau để phù hợp với từng vị trí của cơ thể
  • Bề mặt ghế ngồi có đồ đàn hồi tốt.

Chỉ cần đáp ứng được 3 tiêu chí này, chiếc ghế sofa đó chắc chắn sẽ đạt tiêu chuẩn về độ thoải mái khi sử dụng.

Tiêu chuẩn về kích thước ghế

Tiêu chuẩn tiếp theo mà bạn cần quan tâm là kích thước. Một bộ sofa phù hợp cho nhà bạn sẽ là một bộ sofa có kích thước phù hợp với căn phòng khách, nó không quá to hoặc hoặc quá nhỏ. Tốt nhất bạn nên đo đạc số liệu diện tích phòng một cách chính xác để được tư vấn chuẩn nhất.

Mặc cho việc kích thước tổng thể bộ sofa có như thế nào đi nữa thì kích thước sử dụng của ghế vẫn phải đạt các tiêu chuẩn sau để khi sử dụng, bạn sẽ cảm nhận sự thoải mái và thư giãn nhất.

  • Chiều sâu của bề mặt ghế là tiêu chí quan trọng nhất. Khi ngồi trên ghế, phần đầu gối phải dễ dàng gấp được 1 góc 90 độ, toàn bộ bàn chân có thể hoàn toàn chạm xuống sàn nhà. Với những người có chiều cao lớn hơn 1m8 thì độ sâu ghế tính từ viền mép ngoài đến khu vực tựa lưng dao động khoảng 58-64cm. Những người có chiều cao dưới 1m7 thì chiều sâu ghế nên từ 48-51cm. Trong khi đó những người có chiều cao trung bình thì độ sâu ghế tốt nhất là 53-56cm.
  • Độ cao mặt ghế tình từ mặt sàn tới mặt ghế tốt nhất là vào khoảng 38-51 cm. Nếu chiều cao lớn hơn sẽ khiến bàn chân bạn hơi với so với mặt đất tạo cảm giác khó chịu khi ngồi. Với những mẫu sofa bệt dạng nhật. Chiều cao ghế có thể hạ thấp hơn, Tuy nhiên độ cao tối thiểu là 20cm. Nếu quá thấp sẽ làm cho việc ngồi gặp nhiều bất tiện và mất đi sự thoải mái vốn có.
  • Cuối cùng là chiều cao của lưng ghế. Việc lựa chọn độ cao cho lưng ghế sofa là hoàn toàn tự do theo sở thích cá nhân. Mặc dù vậy, không nên chọn những mẫu sofa có lưng quá thấp hoặc quá thẳng. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy sự gò bó khi dùng. Tốt nhất, nên chọn những mẫu ghế có phần tựa lưng nghiêng một góc tối thiểu 15 độ. Và chiều cao tựa lưng tối thiểu là 70cm.

Phong cách mẫu mã thiết kế của sofa

Một căn phòng khách sẽ trở nên đẹp và sang trọng hơn nếu bộ sofa của phòng đó có cùng phong khách thiết kế với căn phòng. Chính vì vậy, khi chọn mua sofa bạn không thể nào bỏ yếu tố về phong cách và mẫu mã thiết kế của sofa.

Màu sắc và chất liệu chế tạo

Tiêu chuẩn thứ tư và về màu sắc và chất liệu chế tạo. Về màu sắc, bạn có thể chọn lựa màu sắc yêu thích của bản thân cho bộ sofa. Hoặc cũng có thể sử dụng màu sắc có tông màu với ngôi nhà nhưng khác về mức độ sắc thái để làm cho căn phòng ấn tượng hơn.

Với chất liệu chế tạo, tùy thuộc vào khả năng tài chính, sở thích mà bạn có thể chọn cho mình những mẫu sofa với phần đệm hoặc khung đỡ từ chất liệu khác nhau sao cho phù hợp nhất.

Chế độ bảo hành nơi bạn mua

Và cuối cùng là về tiêu chuẩn của chế độ bảo hành sản phẩm của nơi mà bạn mua. Bạn nên xem xét kỹ thời hạn bảo hành của sản phẩm là bao lâu cho phần khung đỡ, vỏ bọc ghế và đệm ngồi. Việc xác định kỹ yếu tố này sẽ đảm bảo nếu không may mắn khi bộ sofa của bạn hỏng hóc thì việc bảo hành sẽ miễn phí hay có tính phí. Nếu tính phí thì có khoản phí là bao nhiêu để tránh việc mất tiền oan.

Khi nào thì bạn cần thay một bộ sofa mới cho ngôi nhà của mình

Việt thay một bộ sofa mới khi nào phụ thuộc rất nhiều vào chủ sở hữu chúng. Bạn hoàn toàn có thể thay chúng bất cứ khi nào thấy cần thiết như muốn làm tươi mới phòng khách, thay đổi kiểu dáng ghế, cập nhật xu hướng mới….

Tuy nhiên trong trường hợp muốn tiết kiệm chi phí hoặc đơn giản bạn yêu thích bộ sofa đang sử dụng. Dưới đây sẽ là những dấu hiệu cần thiết giúp bạn biết được khi nào thì nên thay một bộ sofa mới.

Sofa đang dùng mất đi sự êm ái, mềm mại khi cần thiết

Dấu hiệu đầu tiên và cơ bản nhất cho biết bạn nên thay sofa là khi ghế ngồi bắt đầu mất dần đi sự êm ái và thoải mái khi sử dụng.

Như đã kể ở trên, lớp đệm ghế đảm nhiệm chức năng đem lại độ thoải mái và thư giãn của sofa được làm từ bông ép, cao su, lò xo và đệm lông. Những chất lượng này đều có tuổi đời sử dụng riêng cho từng loài. Sau một khoảng thời gian sử dụng nhất định, những chất liệu này sẽ dần mất đi sự đàn hồi vốn có. Việc mất đi tính đàn hồi sẽ khiến cho sự thoải mái khi sử dụng sofa bị giảm xuống. Trong một vài trường hợp, nó có thể gây ra phiền toái cho người sử dụng. Lúc này, việc thay sofa là một điều hoàn toàn cần thiết.

Tuy nhiên để lớp đệm bắt đầu xuống cấp và kém thoải mái hơn thường khá dài nếu bạn chăm sóc vệ sinh sofa đúng cách. Thông thường, tuổi đời tối thiểu của đệm sofa là từ 7-10 năm.

Khung đỡ ghế sofa bị oải kêu cót két hoặc cong vênh, xuống cấp chất lượng

Một dấu hiệu khác báo hiệu khác bạn cần thay bộ sofa mới là khi khung đỡ của ghế bị oải và bắt đầu xuống cấp chất lượng. Việc xuống cấp khung ghế không chỉ khiến cho độ an toàn khi sử dụng bị giảm đi. Mà nó còn làm cho hình dáng của ghế bị biến dạng ảnh hưởng tới thẩm mỹ phòng ốc cũng như có tác động tiêu cực tới sức khỏe của người sử dụng vì ngồi sai tư thế. Chính vì vậy, một bộ sofa mới sẽ là hoàn toàn cần thiết cho ngôi nhà của bạn.

Cách để nhận biết của dấu hiệu một bộ sofa có phần khung bị oải và xuống cấp khá đơn giản.

  • Khi sử dụng, ghế phát ra những tiếng kêu cót két khi bạn ngồi hoặc di chuyển trên ghế.
  • Bạn cũng có thể quan sát bằng mắt thường hình dáng ghế, nếu ghế xuất hiện sự cong vênh hoặc lõm xuống ở khu vực nào đó. Đó là dấu hiệu cho biết phần khung đỡ đã bắt đầu xuống cấp.

Lớp bọc ghế bị sờn bắt đầu bong tróc

Dấu hiệu thứ 3 là lớp bọc ghế sofa bắt đầu bị sờn và bong tróc.

Lớp bọc ghế không chỉ có tác dụng làm tăng tính thẩm mỹ cho ghế. Mà nó còn có tác dụng là bảo vệ lớp đệm và khung đỡ khỏi các tác nhân làm ảnh hưởng tới cấu trúc của chúng. Việc lớp bọc ghế bị sờn hoặc bong tróc không chỉ khiến cho chất lượng của chúng bị giảm sút. Mà nó còn làm giảm đi tính thẩm mỹ của căn phòng nhà bạn. Đặc biệt là với những mẫu sofa tiếp xúc khu vực có ánh nắng gay gắt hoặc nhiệt độ cao thì càng dễ bị sờn và bong tróc.

Bạn có thể thực hiện tiến hành bọc lại ghế sofa để tiết kiệm kinh phí. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp mà không thể tiến hành bọc lại, thì việc thay mới sẽ là sự lựa chọn hợp lý.

Ngôi nhà đang ở sửa chữa lại

Ngoài 3 yếu tố chính kể trên, một yếu tố phụ khác là khi ngôi nhà bạn đang ở tiến hành sửa chữa lớn thay đổi cấu trúc hoặc nội thất toàn bộ trong nhà.

Trong trường hợp này, nếu bộ sofa cũ vẫn còn mới và có thiết kế tương đồng với nhà cửa sau khi đã đại tu thì bạn có thể sử dụng tiếp. Tuy nhiên, nếu thiết kế ghế sofa cũ và phong cách ngôi nhà có sự khác biệt. Việc thay bộ sofa mới sẽ là phù hợp hơn. Nó không chỉ giúp cho căn phòng có tính thẩm mỹ cao hơn. Nó còn như là một món quà tân gia dành cho ngôi nhà của bạn.

Những sofa thịnh hành nhất trên thị trường

Có thể nói sofa là một món đồ nội thất xuất hiện từ rất sớm. Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học thì nó đã xuất hiện từ những 2000 trước công nguyên ở Ai Cập. Sau đó du nhập tới các nền văn minh khác trên thế giới như La Mã, Hy Lạp… Tuy nhiên, tại thời điểm này, ghế sofa không thực sự phổ biến và chỉ được sử dụng trong những gia đình quyền quý.

Mãi cho đến khi cuộc cách mạng về công nghiệp bùng nổ khi hàng dệt may trở nên rẻ hơn thì sofa mới thực sự trở nên phổ biến. Từ thời điểm đó cho đến nay, sofa đã trải qua rất nhiều biến đổi và có nhiều biến thể khác nhau. Cho đến thời điểm hiện tại thì dưới đây là 6 biến thể sofa phổ biến nhất và được sử dụng nhiều nhất.

Sofa truyền thống

Là mẫu thiết kế sofa phổ biến và được rất nhiều người ưa chuộng. Kiểu sofa này sở hữu thiết kế hình hộp chữ nhật, với bề rộng lớn cung cấp đủ không gian cho khoảng 3-4 người cùng sử dụng. Độ sâu ghế vừa phải nhưng vẫn đáp ứng sự thoải mái cho người dùng.

Mặc dù vậy, các nhà sản xuất cũng như thiết kế sofa đã có rất nhiều những sự thay đổi, cải tiến về thiết kế, chất liệu để đem lại cảm giác ngồi thoải mái nhất.

Sofa góc

Sofa góc hay còn được gọi với cái tên khác là sofa phân khu, sofa chữ L trở nên phổ biến hơn rất nhiều trong khoảng thời gian gần đây. Mẫu sofa này được thiết kế giống như chữ “L” in hoa với 2 phân khu chính:

  • Chiếu nghỉ sofa: Phần chiếu nghỉ này được thiết kế ở phần góc có bề rộng và độ sâu lớn. Bạn hoàn toàn có thể nằm trên đó 1 cách thoải mái mà không hề cảm thấy chật chội.
  • Phần sofa truyền thống: có thiết kế giống như những bộ sofa văng truyền thống được gắn liền hoặc tách rời với chiếu nghỉ sofa.

Cách thiết kế của sofa góc giúp bạn tối ưu được toàn bộ không gian phòng, cũng như đem lại nhiều không gian ngồi cho người sử dụng hơn. 

Sofa đôi

Sở hữu hình dáng và thiết kế gần như tương tự dòng sofa truyền thống cổ điển. Tuy nhiên, sofa đã được cắt giảm đi đôi chút về không gian sử dụng. Thay vì đem lại diện tích ghế lớn đủ cho 3-4 người ngồi cùng lúc. Ghế sofa đôi chỉ được thiết kế để phù hợp tối đa là 2 người sử dụng. Mặc dù vậy, sự tiện nghi và thoải mái khi sử dụng hoàn toàn không bị cắt giảm đi so với mẫu ghế truyền thống.

Với ghế sofa đôi, những căn phòng khách mini, phòng khách có kích thước nhỏ sẽ là cực kỳ phù hợp. Bạn cũng có thể kết hợp nó với ghế sofa truyền thống đặt trong những phòng khách biệt thự, phòng khách cỡ lớn.

Sofa đơn

Tương tự như sofa đôi, sofa đơn cũng là một biến thể của ghế sofa truyền thống và được cắt giảm về kích thước. Chiếc ghế này chỉ cho phép tối đa là 1 người sử dụng để có thể trải nghiệm sự thoải mái và dễ chịu nhất.

Việc cắt giảm về kích thước sẽ giúp cho sofa đơn có thể dễ dàng bố trí hơn trong phòng khách nhỏ hoặc kết hợp với bộ sofa truyền thống để tạo điểm nhấn cho căn phòng.

Sofa văng

Và biến thể cuối cùng là sofa văng. Đây là một trong những biến thể đầu tiên và xuất hiện từ rất sớm. Với kiểu ghế này, thay vì gia tăng kích thước theo bề ngang. Các nhà sản xuất và phát triển lại lựa chọn việc thu hẹp bề rộng nhưng gia tăng độ sâu ghế ngồi.

Phần tay vịn chỉ được thiết kế lệch 1 bên, thậm chí là không có tay vịn ở một số mẫu. Bên cạnh đó, phần tựa lưng được thiết kế thấp cùng độ cong lớn. Thiết kế này cho phép người sử dụng có thể nằm một cách hoàn toàn thoải mái mà không bị các phần viền ghế chọc vào cơ thể.

Do có thiết kế thiên về chiều sâu, sofa văng thường được bố trí ở những khu vực góc phòng để tối ưu không gian. Hoặc bạn có thể lựa chọn thêm việc kết hợp với sofa truyền thống để tạo thành bộ sofa góc tách rời.

Sofa giường

Mới chỉ xuất trên thị trường thế giới trong khoảng 30-40 năm trở lại đây. Tuy nhiên, sofa giường đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của rất nhiều người dùng nhờ tính tiện nghi và linh hoạt khi cần thiết.

Về hình dáng, mẫu sofa này có thiết kế tương như sofa truyền thống hoặc sofa đôi với một băng ghế dài, phần tựa lưng cao và êm ái. Điểm khác biệt chính yếu của mẫu sofa này nằm ở bề mặt chiếu ngồi.

Chỉ với một vài thao tác cực kỳ đơn giản, người sử dụng có thể dễ dàng biến bề mặt chiếu ngồi này thành một chiếc giường lớn đáp ứng đủ không gian cho 1-2 người ngủ ở bên trên.

Chính nhờ cách thiết kế thông minh này mà sofa giường được rất nhiều gia chủ sở hữu căn nhà nhỏ lựa chọn để phòng trường hợp có khách khứa hoặc bạn bè cần qua đêm.

Mặc dù vậy, chiếc ghế này vẫn còn tồn tại một nhược điểm nho nhỏ. Đó là việc phải bổ sung thêm các khung đỡ và khớp nối ở bề mặt ghế đã khiến cho sự êm ái và thoải mái khi ngồi bị giảm đi đôi chút so với những loại sofa kể ở trên.

Lên đầu trang